Trẻ em là độ tuổi dễ mắc rất nhiều bệnh trong đó có táo bón, đặc biệt là trẻ từ 1-12 tháng tuổi. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều hậu quả như chướng bụng, đầy hơi, nôn, biếng ăn, suy dinh dưỡng,… Vì vậy, các mẹ phải thường xuyên theo dõi tần xuất đi tiêu của trẻ để kịp thời phát hiện và điều trị. Trước hết, các bà mẹ nên nắm rõ các nguyên nhân gây ra táo bón cho trẻ.
1. Cố gắng “nhịn” đi vệ sinh
Một trong những nguyên nhân đầu tiên gây ra hiện tượng táo bón ở trẻ đó chính là do nín nhịn, không chịu đi hoặc do trì hoãn , không thích nơi đi vệ sinh vì cảm thấy không thoải mái, vậy lúc này ba mẹ phải chú ý đến bé nhiều hơn. Khi có nhu cầu vệ sinh mà không đi khiến phân ở lâu trong cơ thể, lớn và khô cứng làm cho bé phải gắng sức rất nhiều lúc đi vệ sinh, có thể gây ra rách hậu môn và chảy máu, không những thế mà còn làm bé cảm thấy sợ khi đi tiêu do quá đau và ngày càng nín nhịn nhiều hơn, gây ra tình trạng rất nguy hiểm cho trẻ. Mặc khác, táo bón vì nín nhịn còn thể gây ra nhiều bệnh lý khác.
2. Bắt ép trẻ đi đại tiện khi con không muốn
Trẻ có thể bị táo bón do nguyên nhân bị ép đi đại tiện khi không có nhu cầu. Ví dụ như khi ba mẹ muốn cho bé ra ngoài chơi thường cho con mình đi vệ sinh ở nhà trước khi bước ra đường vì tâm lí không thích bé đi đại tiện ở ngoài, nhưng đâu phải lúc nào bé cũng có nhu cầu đó. Vì thế, bé sẽ dễ nổi cáu khi bị ép. Lúc đó bé sẽ sợ hãi đi vệ sinh và tìm cách phản kháng lại.
Nếu thường xuyên bị ép thì bé sẽ sợ đi vệ sinh, dễ dẫn đến táo bón. Ba mẹ phải là những người am hiểu nhất con mình đang muốn gì và phù hơp với từng giai đoạn phát triển của bé, đừng cố tạo ra một lịch trình giờ giấc đi tiêu cố định cho con mình để rồi cũng chính nó tạo thành nguyên nhân gây táo bón ở trẻ.
3. Thay đổi chế độ ăn uống
Nguyên nhân tiếp theo gây ra hiện tượng táo bón đó chính là việc thay đổi chế độ ăn uống cho bé. Mẹ nên chú ý các điểm sau:
– Bé sẽ bị táo bón trong giai đoạn chuyển từ bú sữ mẹ sang ăn dặm. Vì dạ dày đã quen với sữa lỏng, dễ tiêu.
– Uống sữa bình cũng dễ gây ra táo bón do sữa mẹ khác với sữa bình, nếu không uống đủ nước mỗi ngày thì nguy cơ táo bón là rất có thể xảy ra.
– Không chỉ gây táo bón mà còn tăng nguy cơ bị tim mạch là hậu quả cho việc ăn thiếu chất xơ và ăn quá nhiều sản phẩm từ sữa, thịt.
– Chuối chín , táo, ngũ cốc, bánh mì, khoai tây là những loại trái cây và ngũ cốc nếu ăn quá nhiều sẽ dễ gây ra táo bón.
4.Thay đổi thói quen
Khả năng tiêu thụ thức ăn và chức năng ruột của bé có thể bị ảnh hưởng bởi tâm trạng, thời tiết thay đổi, lối sống tại một nơi lạ,…đó là những thay đổi trong thói quen hằng ngày có thể gây ra táo bón cho bé. Khi bước vào môi trường mới bố mẹ nên chú ý nhiều đến bé vì ngoài táo bón bé có thể có các biểu hiện xấu cho sức khỏe như sốt, mệt mỏi, biếng ăn.
5. Đang sử dụng thuốc
Không những người lớn mà trẻ nhỏ cũng có thể bị táo bón do sử dụng thuốc và nguyên nhân có thể đó chính là siro ho. Ngoài ra, có một số loại thuốc như chống co giật, giảm đau có thể gây táo bón.
6. Dị ứng sữa bò
Dị ứng sữa bò có thể gây ra hen suyễn hoặc chàm bội nhiễm, đặc biệt là táo bón. Vì khi dị ứng sữa bò sẽ gây ra hiện tượng rối loạn đường ruột ở trẻ nhỏ.
7. Trong nhà có người mắc
Táo bón cũng có thể lây nhiễm vì táo bón có thể do sống chung một môi trường hoặc do di truyền.